• Nấm Bào Ngư Xám

    Giá 25.000 đồng

    Nấm Bào Ngư Xám

  • Nấm Bào Ngư Trắng

    Giá 20.000 đồng

    Nấm Bào Ngư Trắng (Nấm Sò)

  • Nấm Hoàng Kim

    Giá 25.000 đồng

    Nấm Hoàng Kim (Nấm Ngô)

  • Nấm Mèo

    Giá 20.000 đồng

    Nấm Mèo

  • Nấm Linh Chi

    Giá 40.000 đồng

    Nấm Linh Chi

  • Giàn nấm

    Giá 150.000 đồng

    Gồm kệ và giàn treo

CẨN THẬN VỚI NẤM KIM CHÂM, NẤM LINH CHI, ĐÙI GÀ...TƯƠI LÂU, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

0 nhận xét
Nỗi lo về thực phẩm sạch


Dạo gần đây rau quả bị phun thuốc, nhúng hóa chất ...nhiều quá, hichic, ăn gì cũng sợ. Nhà nào rộng rộng tí thì nên trồng rau, trồng nấm, nuôi gà, nuôi cá...chật chật tí thì trồng nấm, trồng rau trong thùng xốp, trong chậu...Rau, nấm nhà mình trồng nên thấy an tâm hơn, tuy không to như ngoài chợ và đôi khi còn bị sâu, nhưng vẫn là rau sạch. Rau, nấm mình trồng rửa 1,2 nước đã thấy sạch rồi, còn rau, nấm ngoài chợ mua về rửa 3,4 nước còn thấy lo...

Nấm không rõ nguồn gốc

Các loại nấm: kim châm, linh chi nâu (thường bỏ vô hộp nhỏ nhỏ, mọi người hay mua về nấu lẩu), đùi gà...được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Điều đáng lo ngại là những loại nấm này được bán tràn lan ngoài chợ, không có xuất xứ rõ ràng, không hạn sủ dụng... Chưa kể đến việc có trồng bằng hóa chất hay không, nhưng cứ nghĩ đến mấy bịch nấm này ngày này qua ngày khác nằm trong kho lạnh để vận chuyển, hoặc ngày ngày nằm ở một hàng rau cải nào đó thì đủ biết chất lượng như thế nào rồi. Daọ qua một số chợ khác như: Phùng Khoang, Khương Đình, Thanh Xuân Bắc..., nấm có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan tại các quầy rau củ. Người bán thường mua lại từ những người chuyên đi đổ buôn từ chợ đầu mối nên hầu hết đều cố tình lờ đi nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Chị Nguyễn Thị Hòa (buôn rau ở chợ Phùng Khoang) nói: “Cánh giao hàng nói là nấm của Việt Nam thì biết thế rồi nhớ tên từng loại nấm giới thiệu cho khách chứ cánh này cũng không biết nguồn gốc thực sự ở đâu…, đóng gói đơn giản cho dễ vận chuyển và người tiêu dùng dễ chọn mua chứ chất lượng độ an toàn không ảnh hưởng gì”. Tại chợ Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh, TP.HCM), các gói nấm linh chi trắng, nâu; kim châm, đông cô được đóng gói đẹp mắt, bày bán trên những gian hàng sát lề đường. Thấy người mua săm soi, cô bán hàng giới thiệu “nấm Việt Nam đó, toàn chữ tiếng Việt không nè”. Đúng là thông tin trên bao bì hoàn toàn bằng tiếng Việt, song phần thông tin về xuất xứ của sản phẩm lại được viết bằng tiếng Anh mà phải nhìn kỹ mới thấy: “product of China”.
Thị trường còn có loại nấm Hypsizygus marmoreus, tên tiếng Việt là mộc châm, ngọc bích, hải sản hay nấm cẩm thạch. Tuy vậy, nhiều công ty nhập nấm này từ Trung Quốc về đã đặt tên là “nấm linh chi”, nhằm gây ấn tượng cho người tiêu dùng lầm tưởng là loại nấm linh chi (làm thuốc) còn non. Thật ra đó chẳng phải là linh chi!

Nấm tươi lâu một cách đáng ngờ

Ngoài việc xuất xứ không rõ ràng, những loại nấm này còn khiến người tiêu dùng lo ngại về hạn dùng của sản phẩm. Trên bao bì của sản phẩm bày bán tại các chợ, siêu thị đều có ghi chú về hạn dùng là trong bảy ngày kể từ ngày đóng gói tại Việt Nam. Vậy cộng thêm thời gian vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, lưu kho, kiểm định… để nấm đến được tay người tiêu dùng sẽ mất thêm bao nhiêu ngày? Sao nấm vẫn tươi như mới thu hoạch? Mặc dù bao bì sản phẩm ghi cụ thể: “Hạn sử dụng ghi trên nhãn phụ”. Người bán hàng phân bua: “Nấm này lấy trong ngày, người mua về ăn hết liền nên đâu cần hạn sử dụng!”. Trong khi đó, một người bán hàng khác lại cho biết “Ngày nào đắt hàng, tôi bán được hơn chục gói nấm các loại, những hôm không bán hết thì để lại hôm sau bán tiếp. Thường thì người mua nghe theo lời của người bán hàng và chọn những gói nấm còn tươi chứ chẳng ai để ý đến hạn dùng và nguồn gốc…”.Điều này thật sự nguy hại bởi đây rõ ràng là sản phẩm nhập khẩu nhưng hạn sử dụng không có nên người mua không thể biết được loại nấm này đã được đóng gói trước đó bao lâu khi đến tay mình. 
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nấm cũng không thể lý giải nổi tại sao nấm ngoại lại có thể giữ tươi lâu đến vậy, “Trong giới chuyên môn chúng tôi, ai cũng biết trong nấm Trung Quốc có sử dụng chất bảo quản nhưng không thể biết họ đã dùng chất gì”. Một chuyên gia khác chia sẻ: “Tôi từng tham quan rất nhiều cơ sở trồng nấm ở Trung Quốc. Có những nơi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất đi châu Âu, Mỹ. Song cũng có nhiều cơ sở đáng ngờ. Họ xịt một loại thuốc, qua ngày hôm sau đã thấy nấm to lên rất nhiều và đẹp. Họ không cho biết đó là loại thuốc gì mà chỉ nói rằng mua ở chợ”.
Nấm ngon
Nấm ngon là nấm được sử dụng lúc tươi, lúc đó nấm nhiều dinh dưỡng nhất và những dưỡng chất trong nấm chưa bị biến đổi thành chất khác. Theo nhiều chuyên gia, các dưỡng chất trong nấm sẽ bị giảm và biến đổi rất nhanh theo thời gian bảo quản, đặc biệt là đường và lipid. Đó là thời gian nấm bị lão hóa và khô đi. Trong quá trình đó, các enzyme tự hủy cũng phát triển gây mùi khó chịu và gây ngộ độc cao, đặc biệt nếu không được bảo quản trong điều kiện quy định (có bao gói đúng quy cách, để trong nhiệt độ thấp). Theo các chuyên gia khuyến cáo, nấm phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 1 - 5 độ C mới an toàn. Nếu để quá hạn, nấm sẽ tồn tại vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng, ngoài ra còn có thể xuất hiện các loại độc tố nguy hiểm có khả năng gây ngộ độc. Vì thế, nấm nên ăn trong ngày giống như rau xanh hoặc bảo quản trong vòng một tuần trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn. Tuy nhiên các sản phẩm nấm kể trên được người bán bày la liệt ở chợ dưới nhiệt độ 29 đến 30 độ C. Điều đáng nói, những gói nấm linh chi trắng được nhóm điều tra mua về để thử ở nhiệt độ phòng trong vòng 6 ngày mà nấm chỉ hơi ngả màu nâu nhưng còn tươi nguyên! Trong khi thông thường nấm chưa qua xử lý sẽ bị chảy rữa chỉ sau 1 - 2 đêm với điều kiện nhiệt độ này. 

Trồng nấm sạch tại nhà

Nên nếu có điều kiện, mọi người nên trồng nấm tại nhà, vừa được ăn nấm sạch, vừa được trải nghiệm trồng nấm. Trồng nấm không chỉ giúp gia đình có thêm một nguồn thực phẩm sạch, bổ dưỡng, thơm ngon mà còn là một cách giải trí hiệu quả. trồng nấm tại gia đình là một xu hướng của đời sống hiện đại khi nhu cầu về nguồn thực phẩm, rau sạch rất cao. Từ lâu, người thành thị đã tận dụng ban công, nóc nhà… để trồng rau sạch. Hiện nay không ít người cũng tận dụng các không gian trong gia đình để chăm sóc nấm. Cái được có thể thấy rõ là họ sẽ có nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao, tươi ngon, an toàn, cộng thêm niềm vui chăm sóc cây, thấy sự lớn lên từng ngày của nấm… Đây cũng là một động lực cho ngành nấm của Việt Nam phát triển.


Read more

CÁCH DÙNG NẤM LINH CHI ĐỎ HIỆU QUẢ

0 nhận xét
Có khá nhiêu cách sử dụng nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh và làm đẹp.
Cách 1: Dùng nước Linh Chi uống thay nước (cách thường dùng và hiệu quả nhất)
Bước 1: Dùng 50g Linh Chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2-3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nấu khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0.8 lít thì ta được nước đầu tiên.
Bước 2: Sau khi được nước đầu lấy tai Nấm linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi cho nước vào nấu như lần đầu (đun lấy nước thứ hai và nước thứ ba).
Đổ hỗn hợp 2.4 lít nước Linh Chi sau ba lần vào bình và bảo quản trong ngăn lạnh, sử dụng thay nước.
Bước 3: Sau khi lấy được nước thứ ba, bã Linh Chi phơi khô để dùng lần thứ tư nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc.
–Linh Chi có vị đắng nên khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.

Cách 2: Uống dạng trà
– Nghiền Nấm linh chi thành bột.
– Cho bột Nấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã.
– Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Cách 3: Ngâm rượu
Dùng 200g Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ), ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được (rượu Linh Chi ngâm càng lâu càng tốt). Nên uống rượu Linh Chi vào sau bữa ăn tối , mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.

Cách 4: Dùng Nấm linh chi để dưỡng da
–Nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da.
–Bã Linh Chi (sau khi đã nấu lấy nước) có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào.

Cách 5: Dùng Linh Chi kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh
– Chữa viêm gan, mật: cho thêm Nhân trần hoặc Actiso.
– Điều dưỡng cơ thể: cho thêm Nhân sâm, Tam thất.
– Chữa dị ứng, Ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa.

Cách 6: Dùng nước Linh Chi để nấu canh hoặc súp
Nấu Linh Chi lấy nước như trên, sau đó dùng nước linh chi để nấu canh, nấu súp ,cách này giúp chúng ta có được những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Nguồn: sưu tầm


Read more

CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI ĐỎ

0 nhận xét
1. Giới thiệu về nấm linh chi
Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.
Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi); Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi);Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi; Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi); Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).
Trong đó Linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, …
2. Tác dụng của Nấm linh chi
Những tác dụng của nấm linh chi đã được các nhà khoa học phát hiện và kiểm nghiệm tính cho đến thời điểm này:
– Tác dụng của Nấm linh chi với hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
– Đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.
– Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.
– Đối với hệ bài tiết: Nhóm Sterois trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
– Đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu. 
– Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..
– Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysacchanride giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
– Tác dụng chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng.
– Tác dụng làm đẹp da của Nấm linh chi: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.
Nguồn: Sưu tầm


Read more

BÁNH BAO NẤM NÓNG HỔI NGÀY MƯA

0 nhận xét
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 300g bột mì
- 180ml nước ép cà rốt
- 8g men nở (yeast)
- 250g thịt heo (lợn) xay
- 100g nấm tươi
- Một ít dầu mè
Bước 1:
- Làm ấm nước ép cà rốt: các bạn có thể cho vào lò vi sóng hoặc đun ở lửa nhỏ trong khoảng 30s. Sau đó, hòa men nở vào.

Bước 2:
Trộn đều bột mì với hỗn hợp nước cà rốt ở trên rồi nhào thật kĩ cho đến khi bột không còn dính tay.

Bước 3:
Đậy kín bột rồi ủ ở nơi thoáng trong khoảng 1 - 2 tiếng cho đến khi bột nở gấp đôi.

Bước 4:
Băm nhuyễn thịt heo với nấm tươi rồi trộn đều tất cả với một ít muối và dầu mè.

Bước 5:
Chia bột thành 15 phần bằng nhau rồi cán mỏng thành miếng tròn.

Bước 6:
Cho một ít nhân vào giữa rồi gập đôi miếng bột lại. Xếp nếp phần viền bánh.

Bước 7:
Xếp bánh vào nồi hấp và để yên khoảng 20' để bánh nở cố định..

Bước 8:
Khi thấy bánh nở phồng lên khoảng 1/3 thì các bạn bật bếp thật to để hấp bánh trong khoảng 15'. Sau đó, tắt bếp, để yên khoảng 3' rồi mới lấy bánh ra khỏi nồi.

Với cách hấp kiểu này, bánh sẽ nở xốp mà không bị xẹp khi lấy ra khỏi nồi đấy!
Ta....ta...ta.....Bây giờ là lúc hưởng thành quả nhen.




Nguồn: Kênh14


Read more

NẤM HOÀNG KIM

0 nhận xét
Nấm hoàng kim coù teân khoa hoïc laø P. citrinopileatus Singer, teân tieáng Anh thoâng duïng laø Golden Oyster Mushroom, teân tieáng Nhaät laø Tamagitake, hoaëc Nircohma, teân tieáng Trung Quoác laø Yuhuangmo. 
    Nấm hoàng kim  P. citrinopileatus coù muõ naám maøu vaøng chanh ñeán vaøng, moïc thaønh töøng chuøm 20-30 tai naám nhö moät boù hoa. Naám moïc hoang trong röøng caän nhieät ñôùi.
     Veà ñaëc ñieåm sinh hoïc :
     Heä sôïi naám taêng tröôûng toát ôû 240C ñeán 290C , ñoä aåm 90-100 %, Löôïng khíCo2: 5.000 – 20.000 ppm. Khoâng khí luaân chuyeån 1-2 laàn/ giôø. Aùnh saùng khoâng caàn thieát trong giai ñoaïn naøy. Maàm quaû theå hình thaønh ôû nhieät ñoä 210C ñeán 330C, aåm ñoä 98-100%. Noàng ñoä CO2  nhoû hôn 1.000 ppm. Khoâng khí luaân chuyeån 4-8 laàn/ giôø. Aùnh saùng 500 – 1000 lux. Quaû theå phaùt trieån ôû 210C ñeán 290C, ñoä aåm : 90-95%, CO2 nhoû hôn 1000 ppm. Khoâng khí thay ñoåi 4-8 laàn/ giôø. Aùnh saùng 500-1000 lux. Thu haùi laàn nhaát sau khi caáy gioáng khoaûng 20- 24 ngaøy, thu hoaïch laàn thöù hai sau 10 – 14 ngaøy.
               Nhiều nghiên cứu đã phân tích và cho thấy trong nấm hoàng kim có chứa Thiamin, Riboflavin, Niacin, Biotin, Acid ascorbic, và một số khoáng chất như sắt, kẽm, photpho, canxi, kali... Theo  nhieàu khaûo cöùu cuûa caùc nhaø khoa hoïc thì nấm hoàng kim coù  khaù nhieàu giaù trò döôïc tính toát cho söùc khoeû.

 Theo Ying(1987) trong Icons of Medicinal Fungi,  nấm hoàng kim coù khaû naêng ñieàu trò beänh khí thuûng ôû phoåi, ngoaøi ra coøn   laøm giaûm löôïng cholesterol trong maùu. Jinn- ChyiWang vaø coäng söï ñaõ khaûo saùt nöôùc chieát,  polysaccharide tan trong nöôùc vaø dung dòch protein thoâ coù taùc duïng treân Ames Test vaø choáng laïi caùc nhaân toá coù haïi ñeán DNA.
          Ngoaøi ra Shu HuiH  vaø coäng söï ñaõ duøng boät naám khoâ chieát baèng nöôùc noùng, loïc caén töø dòch chieát ethyl acetat vaø methanol extract ; coù kyù hieäu laø EAE vaø MOE thöû treân chuoät Hamster cho thaáy lipoprotein tæ troïng cao taêng leân roõ reät so vôùi ñoái chöùng. Chuoät cho aên EAE seõ coù glutathion vaø superoxide dismuta hoaït ñoäng. Thaønh phaàn chính cuûa  MOE ñöôïc xaùc ñònh laø ergosterol vaø EAE laø acid nicotinic vaø taùc ñoäng cuûa 2 chaát naøy laø gaàn gioáng nhau.  Zhang J vaø coäng söï cho thaáy dòch chieát polysaccharide tan vaø khoâng tan trong nöôùc chieát xuaát töø nấm hoàng kim P. citrinopileatus coù taùc duïng choáng sarcoma 180 treân chuoät.
Nấm hoàng kim thường được dùng để chế biến thành các món ăn thông dụng như canh nấm hoàng kim sườn non, lẩu nấm, nấm hoàng kim chiên giòn, cháo nấm tôm thịt...
Nguồn: Đồng Xanh




Read more

TẨM BỔ BẰNG NẤM MÈO

0 nhận xét

Nấm mèo đen (mộc nhĩ) được chế biến trong nhiều món ăn quen thuộc. Thế nhưng, ít ai biết đến tác dụng dinh dưỡng tuyệt vời từ nguồn nấm thông dụng này.
Nấm mèo đen (mộc nhĩ)
Nấm mèo đen (mộc nhĩ)
Nghiên cứu dược lý hiện đại khám phá, nấm mèo đen có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm protid, lipid, glucid, chất xơ, b-caroten, vitamin B1, B2, và P, Ca, Fe… Trong đó, hàm lượng protid tương đương với thịt, Fe cao gấp 10 lần so với thịt, Ca cao gấp 20 lần so với thịt, vitamin B2 cao gấp 10 lần so với rau.
Tác dụng dược lý của nấm mèo đen đối với cơ thể rất rộng, quy nạp có 7 điểm dưới đây:
Ảnh hưởng đối với hệ máu: tác dụng chống đông máu; tác dụng chống ngưng tụ tiểu cầu, tác dụng chống hình thành huyết khối; tác dụng tăng tế bào bạch cầu.
Có chức năng điều chỉnh miễn dịch, thúc đẩy tạo thành acid nucleic và protid.
Có tác dụng giảm mỡ máu thấy rõ và chống xơ vữa động mạch.
Có tác dụng nhất định để chống bức xạ, kháng viêm và chống lở loét.
Có chức năng trì hoãn lão hóa, tăng tuổi thọ thấy rõ.
Có tác dụng hạ huyết áp thấy rõ.
Có tác dụng chống ung thư, chống đột biến.
Món mộc nhĩ trộn chua cay
Món mộc nhĩ trộn chua cay
Vài năm gần đây, những tác động của nấm mèo đen trên hệ tim mạch được mỗi người quan tâm một cách phổ biến. Bởi vì nấm mèo đen chống ngưng tụ tiểu cầu, nâng cao hàm lượng HDL (High density lipoprotein cholesterol) trong cơ thể.
Nấm mèo đen vừa bổ huyết, vừa lương huyết, lại vừa lương huyết, vừa chỉ huyết (cầm máu). Đông y nói rằng, huyết hư nên bổ, huyết nhiệt nên mát, xuất huyết thì nên cầm máu. Nấm mèo đen quy tụ bổ huyết, lương huyết, chỉ huyết vào một thể, quả là một thứ thức ăn điều lý phần huyết khó mà có được.
Nấm mèo đen 50g, nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn. Giúp chữa hư lao khạc ra máu.
Nấm mèo đen 50g, sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống. Dùng chữa đại tiểu tiện ra máu.
Nấm mèo đen 10g, ngân nhĩ (nấm tuyết) 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ. Dùng chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
Nấm mèo đen 10g, quả hồng khô 30g, cùng nấu nhừ để ăn. Dùng chữa trĩ ra máu.
Nấm mèo đen còn dùng khi huyết nhiệt kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết. Với nấm mèo đen 30g, đường trắng 15g, nấm mèo đen xào thơm bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 350ml, sau khi chín nêm đường trắng, dùng ăn tùy ý.
Nấm mèo đen 30g, đại táo 20 quả, đường đen 50g, thêm nước nấu chín nêm đường đen, dùng ăn tùy ý. Có công hiệu dưỡng huyết chỉ huyết. Dùng bảo vệ sức khỏe kinh nguyệt của phụ nữ.
Nếu huyết hư ruột táo, đại tiện không thông: nấm mèo đen 30g, hải sâm 30g, phèo 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo đen, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
Salát dưa chuột, mộc nhĩ chữa bệnh mạch vành
Salát dưa chuột, mộc nhĩ chữa bệnh mạch vành
Với bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều: dùng nấm mèo đen 100g (ngâm nở), Nấm tuyết 100g (ngâm nở), dưa chuột 150g, dầu ăn 15g, rau thơm một ít, cùng vật liệu nêm nếm vừa đủ. Dưa chuột rửa sạch, thái lát tam giác. Rau thơm rửa sạch, thái đoạn dài 2cm. Nấm mèo đen, nấm tuyết rửa sạch, xé nhỏ. Riêng biệt trụng qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt đĩa to, rắc lên hành, gừng sợi, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm muối, bột nêm, thêm rau thơm thì hoàn tất.
Nấm mèo đen còn có tác dụng hấp phụ mạnh, dùng ăn thường xuyên giúp ích cho việc đưa những bụi khói hít vào bài ra ngoài cơ thể, do vậy thích hợp dùng ăn cho công nhân khoáng sản, giáo viên… Những chất kiềm thực vật chứa trong nấm mèo đen thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tiêu hóa, tiết niệu, theo đó hiệp đồng với những chất bài tiết này làm tan sỏi, nhuận trơn đường ruột, làm cho những hạt sỏi bài ra ngoài cơ thể.
LY.DS. BÀNG CẨM


Read more

TRỨNG GÀ BỌC NẤM

0 nhận xét

Khai vị hoàn hảo với món trứng bọc gà nấm 13

Nguyên liệu:
- 200g ức gà
- 3 quả trứng
- 6 cái nấm đông cô
- ½ củ cà rốt;
- 1 củ măng nhỏ
- ít hành lá;
- Gia vị: 1 muỗng cà phê bột ngô, ½ muỗng canh dầu mè; ½ muỗng cà phê muối; ½ muỗng cà phê hạt tiêu đen

Cách nấu món trứng gà bọc nấm

  • 1
    Cà rốt, nấm, măng và đầu hành trắng cắt nhỏ cỡ đồng đều. Ức gà cũng rửa sạch, băm nhuyễn. Phần hành lá bạn không cắt nhỏ mà để nguyên cọng dài, chần sơ qua nước sôi cho mềm rồi xối qua nước mát để giữ màu xanh đẹp mắt.
    Khai vị hoàn hảo với món trứng bọc gà nấm 5
  • 2
    Cho tất cả các nguyên liệu gồm: cà rốt, nấm, măng, đầu hành trắng và thịt gà vào một bát trộn. Thêm ít hạt tiêu đen và đường muối vừa miệng. Cuối cùng rưới 1 muỗng canh dầu mè lên trên rồi trộn đều.
    Khai vị hoàn hảo với món trứng bọc gà nấm 7
  • 3
    Để tráng trứng thật mỏng dùng làm bao gói trong món ăn này bạn không thể thiếu bột ngô. Trước hết, đổ chút nước lã vào bát, đổ bột vào hòa tan. Sau đó mới đem hỗn hợp này đổ vào bát trứng đánh bông lên (phải đánh kĩ trứng thì khi tráng trứng mới mỏng). Như vậy mới tránh cho bột không bị vón cục. Đặt cái rây bột vào trong 1 cái bát, đổ trứng vào rây lọc, lọc hỗn hợp trứng qua rây 2 lần để được hỗn hợp mịn, mượt nhất. Chút bột thêm vào sẽ giúp cho lớp trứng tráng được dẻo dai hơn, trong khi đó thao tác rây hỗn hợp trứng giúp lớp trứng mịn hơn.
    Đun nóng chảo chống dính trên lửa vừa. Dùng cọ quết một lớp dầu ăn thật mỏng trên chảo (hoặc một miếng bông thấm dầu rồi lấy đũa quét một lớp dầu mỏng trên mặt chảo). Trước khi chảo quá nóng, múc một muôi hỗn hợp trứng đổ vào lòng chảo và nhanh chóng nghiêng chảo cho hỗn hợp trứng láng một lớp mỏng đều xung quanh chảo.
  • 4
    Trải lớp trứng ra mặt phẳng, múc một muỗng nhân vào chính giữa rồi khẽ kéo mép trứng, lần lượt túm các góc rồi dùng hành lá đã trần sơ buộc lại cho chặt.
    Xếp các gói trứng vào đĩa sâu lòng, đặt vào nồi hấp. Hấp trong khoảng 10 phút thì gói trứng chín. Nhấc gói trứng ra đĩa, trang trí thêm ít súp lơ xanh luộc chín cho thành phẩm thêm phần bắt mắt.
  • 5
    Từ món trứng đúc thịt quen thuộc, chút biến đổi nguyên liệu phong phú hơn, cộng thêm cách biến tấu trong khâu chế biến và trình bày đã mang đến một món trứng bọc gà nấm có vẻ ngoài vô cùng xinh xắn, ngon mắt mà hương vị thì không kém phần hấp dẫn. Từng gói trứng bọc gà nấm vàng ươm, nổi bật trên nền xanh mướt của súp lơ xanh và hành lá buộc kèm khiến bạn không khỏi tò mò muốn cắn thử ngay một miếng để nếm hương vị của nó.
    Lớp trứng vàng mịn và hơi dai ôm trọn lấy nhân gà nấm và rau củ thật ngọt bên trong. Cách hấp khiến cho món ăn có vị thanh ngọt tự nhiên và không ngán ngấy. Nếu dùng làm món khai vị thì nên để món trứng bọc gà nấm hơi nhạt, nhưng để món ăn đậm đà hơn khi dùng với cơm trắng thì bạn có thể chấm kèm với nước mắm mặn có rắc chút tiêu xay và thả vài lát ớt thật cay hoặc nước mắm chua ngọt tùy khẩu vị.
    Khai vị hoàn hảo với món trứng bọc gà nấm 14

    Ngoài khâu tráng trứng đòi hỏi chút khéo léo thì phần sơ chế và cách hấp tương đối đơn giản. Không quá khó để bạn chuẩn bị một trứng bọc gà nấm ngon mắt cho cả gia đình đúng không? Với công sức này của bạn, bạn còn có thể "gạ gẫm" các bé nhà mình ăn thêm một vài gói trứng để tăng cường dinh dưỡng dễ dàng hơn đấy!

    Khai vị hoàn hảo với món trứng bọc gà nấm 15

    Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món trứng bọc gà nấm nhé!



Read more